Contents
Vải sheer là loại vải mà những cô nàng theo đuổi phong cách quyến rũ, sexy không thể bỏ qua. Tuy nhiên, cái tên vải sheer chỉ là tên chung chỉ một loại vải xuyên thấu. Thực chất, vải sheer được phân loại thành 10 kiểu vải khác nhau.
Vậy 10 kiểu vải đó là gì, đặc điểm của vải sheer là gì, hãy cùng Xưởng sản xuất balo quà tặng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vải sheer là gì?
Vải sheer là loại vải mỏng, có thể nhìn xuyên thấu. Vải sheer được sử dụng chủ yếu để thiết kế trang phục theo phong cách see-through.
Với đặc điểm mỏng, nhìn xuyên thấu, khi sử dụng trang phục làm từ vải này, bạn cần phải kết hợp thêm đồ mặc lót hay các phụ kiện đi kèm để trở nên sexy mà không phản cảm. Chất liệu này rất nhẹ và mềm, đem đến sự thướt tha, bay bổng cho mọi bộ trang phục.
Nguồn gốc và sự phát triển của vải sheer
Vải xuyên thấu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới. Từ 3000 năm trước Công Nguyên, người Ấn Độ đã sử dụng loại trang phục làm từ vải lụa rất mỏng tên là Sari.
Năm 146 sau Công Nguyên, người Hy Lạp cổ sử dụng một loại vải lanh dệt mỏng, có thể nhìn xuyên thấu được để tạo nên những chiếc áo dài tên là “Ionic Chiton”. Mẫu áo dài này được sử dụng cho cả nam và nữ giới.
Thế kỷ XVI, tại các nước phương Tây, người phụ nữ thường mặc một loại váy lót mỏng bên trong các bộ váy mặc hàng ngày cũng được làm từ loại vải vô cùng mỏng. Đến thế kỷ XIX, những đôi tất được may từ lụa trong suốt – biểu tượng của phong cách Betsy lên ngôi.
Giữa thế kỷ XX, vải voan và vải organza – 2 loại vải sheer vô cùng tiêu biểu ra đời, tạo nên một cách mạng cho thời trang dạ hội. Hàng loạt những mẫu váy dạ hội được sử dụng loại vải này để tăng thêm sự sang trọng cho bộ trang phục.
Những năm 1990, những ngôi sao Mỹ tích cực lăng xê những bộ đồ sexy làm từ vải lưới, vải ren và vải sheer xuyên thấu. Không chỉ vậy, các bộ trang phục xuyên thấu còn được đưa vào các bộ sưu tập thời trang cao cấp của các nhà mốt nổi tiếng.
Do thời trang có xu hướng lặp lại, vì vậy, sau vài năm, vải sheer lại nổi tiếng trở lại một lần nữa và chiếm lĩnh các sự kiện thời trang nổi tiếng.
Ưu và nhược điểm vải sheer
Vải sheer giúp người sử dụng có thể khoe được vẻ đẹp hình thể của mình 1 cách đầy khéo léo, không bị phản cảm hay quá hở hang. Không chỉ vậy, loại vải này còn có rất nhiều ưu điểm như mỏng mà nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái cho người mặc tuy nhiên Nhược điểm của nó là là rất khó phối đồ đồ và bà có vệ sinh bảo quản
Ưu điểm của vải sheer
– Những bộ trang phục vải sơ có thể tạo nên vẻ đẹp quyến rũ gợi cảm cho người mặc Bởi nó là một dạng vải xuyên thấu có thể nhìn thấy bộ trang phục bên trong. Ngoài ra, vải sẽ rất nhẹ nên sẽ không khiến người mặc cảm thấy khó chịu hay bí bách.
– Vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm: vải sheer gần như có thể nhìn xuyên thấu hoàn toàn nên có thể tạo nên những trang phục sexy đầy thu hút.
– Cũng do đặc điểm vải nhẹ nên loại vải này có độ bồng bềnh rất tự nhiên, khiến bộ trang phục trở nên thướt tha hơn.
Nhược điểm của vải sheer
– Vải sheer khá khó phối đồ bởi nếu không cẩn thận, bạn sẽ gặp những tình huống đỏ mặt bởi bộ trang phục quá hở hang
– Nhiều người cũng tự ti khi mặc trang phục vải sheer bởi nó sẽ khoe cơ thể của bạn và khi vận động cũng có thể gây ra những tình huống khó xử
– Vải sheer rất mỏng nên bạn cũng cần lưu ý khi vệ sinh và bảo quản vải để tránh vải bị rách và hỏng
Phân biệt các loại vải sheer
Vải sheer là từ để chỉ chung cho các chất liệu vải mỏng, xuyên thấu. Mỗi chất liệu vải có phân loại mỏng đều sẽ được gọi là vải sheer. Vì vậy, tùy theo chất liệu tạo ra vải, ta có đến 11 loại vải sheer khác nhau, bao gồm Batiste, Chiffon, Georgette, Gauze, Lace, Lawn, Cotton, Muslin, Organdie, Organza, Tulle, Voile.
Vải Batiste sheer
Batiste là chất liệu vải sheer phổ biến nhất. Chất liệu vải sheer Batiste có độ mịn màng cao nên rất phù hợp để may các loại trang phục khác nhau. Kết cấu của vải Batiste rất chắc chắn, với thành phần bao gồm các loại sợi cotton, polyester và wool.
Vải Batiste thường được sử dụng để may đồ lót hay các loại trang phục mùa hè bởi độ mát, thoáng khí của vải.
Vải Chiffon sheer
Chiffon là một loại vải lụa sheer. Vải chiffon được làm từ sự tổng hợp các sợi Cotton, Nylon, Polyester, Silk. Vải Chiffon có chất lượng rất cao và giá cũng khá đắt. Vải có độ mềm và bồng bềnh tự nhiên.
Dù vải mỏng nhưng không đến mức xuyên thấu nên thích hợp để may các loại trang phục như váy hoặc áo sơ mi dành cho nữ. Tuy nhiên, loại vải này cần được bảo quản rất kỹ bởi vải rất dễ bị sờn và rách.
Vải Georgette sheer
Vải Georgette cũng là một loại vải sheer nhưng không xuyên thấu. Trọng lượng vải khá nặng, nặng nhất trong các loại vải sheer, mềm mịn như vải voan do sự tổng hợp các loại sợi dệt nên vải bao gồm voan, cotton, viscose. Vải Georgette thường được dùng để may các loại áo blouse điệu đà.
Vải Gauze sheer
Vải Gauze thường được làm từ sợi bông hoặc lụa. Vải rất thoáng khí, nhẹ nhàng, thích hợp để may trang phục mùa hè. Thành phần vải gồm các loại sợi Cotton, Linen, Polyester, Silk, Viscose, Wool. Bảng màu của vải Gauze rất đa dạng, trong đó vải Gauze màu trắng có tên gọi riêng là voile.
Vải Lace sheer
Vải Lace hay còn gọi là vải ren là một phiên bản đặc biệt của vải sheer. Tính chất xuyên thấu của nó thể hiện qua những họa tiết đa dạng trên vải. Vải lace được tạo nên từ các chất liệu Cotton, Linen, Polyester, Rayon, Silk, Viscose.
Vải ren có 2 loại là ren co giãn và ren không co giãn. Mẫu vải này thường được sử dụng để may đồ lót hoặc váy cưới, có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên những sản phẩm hoàn chỉnh.
Vải Lawn sheer
Vải Lawn nặng hơn vải voan, thường có các họa tiết hình hoa được dệt trên vải. Vì vậy, nó thường được sử dụng để may khăn tay hay váy áo mùa hè. Loại vải này dễ may hơn vải voan, có khả năng giữ nếp tốt, độ mỏng vừa phải.
Vải Cotton sheer
Vải sheer cotton có đặc điểm là rất nhẹ, không quá nóng như các chất liệu khác. Bề mặt vải là các sợi được dệt dọc. Vải mỏng vừa phải, phù hợp để may trang phục mùa hè hoặc các loại áo khoác ngoài.
Vải Muslin sheer
Muslin là một loại vải sheer dệt, thường được dùng để may mặt trong của áo khoác gió. Vải mềm và mỏng, tạo cảm giác xuyên thấu vừa phải và rất tinh tế.
Vải Organdie sheer
Vải Organdie thường được sử dụng để may lớp lót, thường được sử dụng với các loại vải sheer khác. Vải Organdie sẽ là lớp lót để may các loại trang phục như váy, áo blouse cách điệu…
Vải Organza sheer
Vải Organza có tính chất giữ nếp tốt, vải mềm và nhẹ tương tự vải voan, tuy nhiên bề mặt vải sắc nét hơn. Vải trong suốt vô cùng tinh tế, thường được sử dụng làm khăn trùm đầu cô dâu.
Vải Tulle sheer
Vải Tulle khi nhìn bằng mắt sẽ thấy rất giống vải voan. Vải rất nhẹ và độ xuyên thấu tương tự vải voan. Vải Tulle được dệt từ sợi tơ tằm nên cũng khá đắt tiền. Vải Tulle thường được dùng để may trang phục múa bale, váy cưới hay những bộ đầm dự tiệc sang trọng.
Vải Voile sheer
Vải Voile có cấu trúc chặt chẽ hơn vải voan. Khi nhìn vào bề mặt vải sẽ thấy vải trong mờ. Vải không có độ rủ nhiều như các chất liệu khác nhưng bù lại đó là độ đứng form, vì vậy thường được sử dụng để may áo sơ mi, áo blouse…
Ứng dụng của vải sheer trong cuộc sống
Vải sheer không chỉ được sử dụng trong ngành thời trang mà còn “lấn sân” sang những lĩnh vực khác như may đồ nội thất.
– Có rất nhiều loại trang phục được làm từ vải sheer hay kết hợp vải sheer với các chất liệu khác, từ áo vải sheer sơ mi, áo blouse đến váy đầm, đồ lót, đồ ngủ và cả váy cưới
– Ngoài ra, với sự sang trọng và tinh tế của mình, vải sheer cũng được sử dụng để may rèm vải sheer, khăn trải bàn vải sheer…
Cách mặc đồ vải sheer đẹp mà không phản cảm
Do đặc điểm của vải là rất mỏng và xuyên thấu, vì vậy nếu bạn không biết cách sử dụng các trang phục vải sheer một cách khéo léo thì rất dễ rơi vào những tình huống đỏ mặt. Bí kíp để mặc trang phục vải sheer đẹp mà không phản cảm đó là lựa chọn trang phục chỉ xuyên thấu tại những vị trí an toàn, lựa chọn loại vải phù hợp và sử dụng vải sheer làm áo khoác ngoài.
Lựa chọn trang phục sử dụng vải sheer tại những vị trí an toàn
Bạn có thể lựa chọn những chiếc áo hay váy có sự kết hợp của vải sheer với các chất liệu vải khác. Trong đó, những vị trí sử dụng vải sheer đẹp mà vẫn an toàn đó là tay, chân, vai, cổ…
Các chất liệu vải sheer sẽ là điểm nhấn để bộ trang phục trở nên ấn tượng hơn, tinh tế hơn và giúp bạn có thể thoải mái, tự tin khi vận động.
Lựa chọn loại vải sheer phù hợp
Vải sheer không chỉ có những loại vải mỏng, trơn và xuyên thấu. Có rất nhiều loại vải sheer được in hoa văn. Bạn có thể lựa chọn những chiếc váy vải sheer được in họa tiết những bông hoa lớn hoặc đính đá. Các họa tiết này vừa khiến chiếc váy trở nên thu hút hơn, vừa giúp bạn che đi những vị trí nhạy cảm.
Sử dụng vải sheer làm áo khoác ngoài
Nếu yêu thích vải sheer nhưng lại ngại “lộ hàng”, bạn có thể mặc một outfit yêu thích bên trong, sau đó mặc các loại áo vải sheer như một lớp áo khoác bên ngoài. Cách phối đồ này phù hợp với mọi phong cách, từ thể thao đến tiểu thư.
Cách bảo quản và vệ sinh trang phục làm từ vải sheer
Vải sheer vô cùng mỏng manh, vì vậy nếu bạn không vệ sinh và bảo quản cẩn thận, chúng sẽ rất dễ bị rách hoặc bị giãn vải.
– các loại trang phục làm từ vải sheer phải được giặt bằng các loại hóa chất nhẹ nhàng, không dùng chất tẩy hay nước giặt có nồng độ tẩy rửa cao
– Các loại trang phục vải sheer cần được giặt bằng tay, vò nhẹ nhàng hoặc giặt hơi để tránh vải bị kéo giãn, làm hỏng vải
– Nếu muốn là phẳng các sản phẩm làm từ vải sheer, không nên dùng bàn là nhiệt độ cao mà nên dùng các loại bàn là hơi nước để tránh vải bị co
– Nên treo vải chứ không nên gấp để tránh tạo nên nếp gấp trên vải
Một số câu hỏi thường gặp về vải sheer
Vải sheer là vải gì?
Vải sheer là tên gọi chung chỉ mọi loại vải mỏng, có độ trong suốt cao và có thể nhìn xuyên thấu. Vải sheer thường được sử dụng trong các loại trang phục nữ, đem đến cho người mặc sự quyến rũ và đầy gợi cảm.
Vải sheer mua ở đâu?
Bạn có thể mua vải sheer tại các khu chợ bán vải như chợ Đồng Xuân, chợ Kim Biên hay các cửa hàng bán vải. Ngoài ra, nếu muốn mua các loại trang phục vải sheer đẹp, hãy tham khảo một số trang web như vingovietnam.com, tecki.vn, dolotdep.vn,… Một số địa chỉ mua rèm cửa vải sheer có thể kể đến như reva.vn – Vật liệu nội thất Nhật Bản, remminhduc.com,…
Vải sheer giá bao nhiêu?
Do có rất nhiều loại vải sheer được làm từ các chất liệu khác nhau nên giá vải cũng rất khác nhau. Vải sheer làm từ loại sợi tự nhiên thì giá sẽ cao hơn vải sheer làm từ các sợi nhân tạo hay sợi tổng hợp. Giá vải sheer thường dao động từ 10.000đ/m đến 16.000đ/m, đặc biệt một số loại vải sheer cao cấp giá khoảng 68.000đ/m.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vải sheer mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về loại vải này cũng như lựa chọn được những bộ trang phục vải sheer phù hợp nhất.