Contents
- 1 Vải satin là gì?
- 2 Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của vải satin
- 3 Đặc điểm của vải satin
- 4 Ưu nhược điểm của vải satin
- 5 Quy trình sản xuất vải satin
- 6 Phân loại các loại vải satin
- 7 Vải satin giá bao nhiêu tiền?
- 8 Ứng dụng của vải satin trong đời sống
- 9 Cách bảo quản và vệ sinh vải satin
- 10 Vải satin và latin loại nào tốt hơn?
Vải satin – Cùng với vải gấm và vải lụa thì vải satin là một trong ba loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất hiện nay. Khi nhắc đến vải satin, người ta nghĩ ngay tới sự sang trọng và gợi cảm, cũng vì vậy vải satin luôn luôn chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng, nhất là những chị em đam mê làm đẹp.
Trong bài viết ngày hôm nay, Xưởng sản xuất balo quà tặng sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, ưu nhược điểm và giá cả của vải satin là gì này nhé!
Vải satin là gì?
Vải satin hay còn được gọi với cái tên là vải sa tanh cũng là một người “họ hàng” của vải lụa. Satin là tên gọi của kỹ thuật dệt vân đoạn giúp cấu trúc sợi dệt vải trở nên chặt chẽ hơn nhờ quá trình đan kết của các sợi vải ngang và dọc.
Nhiều năm về trước, vải satin chỉ được làm từ sợi tơ tằm, sợi cotton nhưng ngày nay, người ta đã bắt đầu sử dụng các loại sợi tổng hợp như sợi polyester, sợi visco để dệt vải satin nhằm giảm chi phí.
Vải satin có bề mặt óng ánh tự nhiên, mịn màng và không bám bụi. Vải satin là một trong những loại vải có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của vải satin
Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc thực sự của cái tên “satin”. Vào thời kỳ Phục Hưng, “satin” còn được gọi là “satun”, sau đó người ta đã đổi thành “saeta” dùng để miêu tả bề mặt bóng và óng ảnh của vải.
Kỹ thuật dệt lụa satin được phát minh ở Trung Quốc vào khoảng hơn hai nghìn năm trước. Kỹ thuật này vốn là một bí mật mà người Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ trong nhiều thế kỷ.
Nhưng sau đó kỹ thuật này đã bị rò rỉ sang các quốc gia viễn đông lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và các nước Nam Á khác.
Rong ruổi trên con đường tơ lụa, vải tơ tằm đã len lỏi vào cuộc sống của người Phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại nhưng mãi đến thời Trung Cổ, vải satin mới bắt đầu được sản xuất tại Châu Âu.
Tại Châu Âu, vải satin có giá siêu đắt đỏ vì sự khan hiếm của lụa đã hạn chế số lượng vải satin thành phẩm. Tại đây, vải satin chỉ được dùng để may các vật dụng trong nhà thờ và trang phục dành cho giới thượng lưu.
Vải satin tiếp tục phổ biến và được ưa chuộng vào những năm 1970, vào thời điểm đó đồ corset trở thành một xu hướng thời trang nổi bật ở mọi tầng lớp xã hội.
Áo corset giúp định hình các đường cong trên cơ thể của người phụ nữ thành dáng người đồng hồ cát – một chuẩn mực của vẻ đẹp thời bấy giờ. Thời trang là một vòng lặp không có điểm dừng, ngày nay corset đang dần được ưa chuộng trở lại do ảnh hưởng của trào lưu hoài cổ (retro).
Đặc điểm của vải satin
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của vải satin đó chính là vẻ đẹp óng ánh của bề mặt vải mà ít loại vải nào có được.
Vải satin rất nhẹ và mỏng, khi sờ vào có cảm giác vô cùng mềm mịn, không gây kích ứng cho người mặc. Ngoài ra vải satin còn có khả năng điều hòa thân nhiệt rất tốt do cấu trúc của các sợi vải.
Ưu nhược điểm của vải satin
Vải satin là loại vải cao cấp có rất nhiều ưu điểm như bề mặt óng ánh, mềm mịn tạo nên một vẻ đẹp cực kỳ độc đáo. Vải satin còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và có nhiều màu sắc để người dùng lựa chọn.
Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật kể trên thì vải satin vẫn tồn tại một số nhược điểm như khó giữ nếp, quá trình may khó khăn do bề mặt vải khá trơn.
Ưu điểm của vải satin
Đặc trưng của loại vải này là sự óng ánh của bề mặt vải mà ít loại vải nào có thể sánh được. Vải satin rất nhẹ và mỏng, khi sờ vào có cảm giác vô cùng mềm mịn và không gây kích ứng da cho người mặc.
Yếu tố thẩm mỹ chắc chắn là điểm mạnh lớn nhất của loại vải này, khi nhìn vào bạn sẽ nhận ra ngay sự cao cấp mà không loại vải nào trên thị trường có được. Khi mặc trên mình bộ trang phục may bằng vải satin sẽ khiến chủ nhân trở nên nổi bật và thu hút hơn.
Ngoài ra, vải satin còn có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt, cấu trúc sợi vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Vải satin cũng có rất nhiều màu sắc giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn được gam màu phù hợp với bản thân.
Nhược điểm của vải satin
Nhược điểm của vải satin là bề mặt vải khá trơn cho nên thợ may sẽ cảm thấy khó khăn trong việc luồn mũi kim trên sợi vải. Vải cũng rất khó giữ nếp và dễ bị xước khi bị vật sắc nhọn va vào điển hình là móng tay của chúng ta.
Việc giặt giũ, bảo quản vải satin cũng rất cầu kỳ, đặc biệt là satin tơ tằm, bắt buộc phải giặt khô nếu không sẽ làm hỏng cấu trúc của sợi vải.
Vải satin cũng rất dễ bắt lửa cho nên bạn chú ý khi sử dụng, tránh để vải gần nguồn lửa và không đứng gần nguồn lửa khi mặc vải satin. Cuối cùng, giá thành của vải satin khá cao so với các loại vải khác trên thị trường, đặc biệt là vải satin lụa.
Quy trình sản xuất vải satin
Quy trình sản xuất vải satin cotton bao gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Thu hoạch bông và tiến hành phân loại bông
Vào tháng 11 và 12 hằng năm, cây bông sẽ nở hoa, lúc này việc thu hoạch xơ bông sẽ được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Đợt 1: Thu hoạch khoảng 5 – 6 bông ở gốc cây đã nở tung.
- Đợt 2: Thu hoạch bông ở tầng giữa, thông thường đợt 2 sẽ cách đợt 1 từ 10 – 15 ngày.
- Đợt 3: Thu hoạch các sợi bông còn lại ở trên ngọn.
Bông sau khi thu hoạch sẽ được phân loại để loại bỏ đi những bông kém chất lượng, phần đáp ứng được yêu cầu sẽ được phơi khô ở nơi thoáng mát và sạch sẽ.
Bước 2: Xử lý xơ bông
Sau khi phơi khô, xơ bông sẽ được chuyển về các nhà máy để thực hiện xé xơ và làm sạch lại một lần nữa. Quá trình xé xơ phải được thực hiện nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của xơ từ đó đảm bảo chất lượng thành phẩm.
Xơ sau khi đã được xé tơi sẽ được cho vào lò hơi nấu và lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất.
Bước 3: Thực hiện kéo sợi
Sau khi nấu, xơ bông sẽ chuyển sang dạng lỏng và được hòa cùng với một loại dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp này sau đó sẽ được đưa vào máy kéo sợi và được ép qua các lỗ nhỏ để duỗi thẳng tạo thành sợi cotton.
Bước 4: Dệt thành vải cotton satin
Các sợi cotton sau khi được duỗi thẳng sẽ được chuyển qua quá trình dệt với sự đan xen của các sợi ngang và sợi dọc. Để tạo ra vải cotton satin thì các sợi cotton sẽ dệt theo cách các sợi ngang luồn dưới một sợi dọc và sau đó lại đè lên ít nhất hai sợi dọc tiếp theo.
Bước 5: Tiến hành nhuộm màu
Bước cuối cùng là nhuộm màu cho vải satin. Thuốc nhuộm sẽ kết hợp với một số hóa chất giúp vải dễ bắt màu và giữ được độ bền màu theo thời gian. Vải satin sau khi nhuộm có màu sắc tươi sáng, ít bị phai màu trong suốt quá trình sử dụng và màu sắc của vải satin cũng rất đa dạng.
Cuối cùng, sau khi nhuộm xong vải sẽ được đem đi giặt. Việc giặt sau khi nhuộm giúp vải có thể tách được hết các hợp chất đồng thời làm mềm sợi vải.
Phân loại các loại vải satin
Vải satin có mấy loại là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định kinh doanh loại vải này. Trên thị trường hiện nay có 3 loại vải satin phổ biến đó chính là vải satin lụa, satin cotton và satin chiffon.
Vải satin lụa
Dựa vào cấu tạo thì lụa satin là loại vải vô cùng cao cấp được dệt từ sợi tơ tằm thượng hạng và có độ óng ánh tự nhiên thuộc hàng đẳng cấp trên thị trường.
Để dệt được những thớ satin lụa cao cấp nhất, người ta phải chắt lọc từ những sợi tơ tằm có chất lượng tốt nhất, sợi tơ tằm có chất lượng tốt là sợi tơ vừa mềm vừa mỏng.
Chính vì thế, vải satin lụa luôn có giá thành rất đắt đỏ và chủ yếu được sử dụng để may những bộ trang phục cao cấp, sang trọng.
Bên cạnh đó, trọng lượng của vải satin lụa vô cùng nhẹ nên khi sử dụng các vật dụng được làm từ chất liệu này sẽ mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu và không gây ra hiện tượng tích điện vào mùa đông giống như các loại vải thông thường. Đối với quần áo chất liệu satin lụa khi mặc cũng rất mát mẻ bởi cấu trúc dệt đặc biệt của nó.
Các sản phẩm chăn ga gối đệm được làm từ satin lụa không những đem lại vẻ ngoài bắt mắt thu hút mà còn mang lại khả năng thoáng mát, dễ chịu.
Bên cạnh những gam màu trơn thì các nhà sản xuất còn in thêm nhiều loại hoa văn trên chăn ga gối đệm để làm gia tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm và giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
Vải satin cotton
Vải cotton satin hay còn có tên gọi khác là vải cotton satin Hàn quốc, về bản chất thì đây cũng chính là một loại vải cotton truyền thống nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ đó là chúng được áp dụng kĩ thuật dệt của vải satin.
Mật độ của sợi cotton ít hơn cho nên nó có khả năng thông thoáng và hút ẩm khá tốt. Trong thời kỳ cuối Phục hưng, dệt satin đã mở rộng từ Ý sang đến Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Anh và các thuộc địa của Mỹ.
Bên cạnh sợi tơ tằm, vải satin được làm bằng các sợi bông cotton mịn (thường là bông Ai Cập chủ yếu). Việc sử dụng sợi bông cotton mịn giúp giá cả của vải satin phải chăng hơn và giúp hình dáng vải đứng hơn và độ bền cao hơn.
Không chỉ có vậy, bề mặt của vải cotton satin cũng có sự láng bóng, mềm mịn và đặc biệt không hề bị nhăn nhúm khi giặt giũ giống như vải cotton, bên cạnh đó độ bền của vải cũng luôn được duy trì ở mức ổn định.
Sức khỏe của người dùng cũng được bảo vệ bởi trong quá trình sản xuất vải cotton satin không bị lẫn tạp chất cho nên rất thân thiện với làn da, không gây kích ứng cho người mặc.
Vải satin chiffon
Vải satin chiffon là loại vải được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như Nylon, Polyester, satin… Vải satin chiffon có đặc điểm là vô cùng mỏng, nhẹ, không co giãn, không nhăn và có thể nhìn xuyên thấu được.
Chính vì những đặc điểm đó mà satin chiffon là loại vải phù hợp dùng để may đồ lót của nữ giới, áo dài và các loại váy đầm.
Vải satin giá bao nhiêu tiền?
Vải satin giá rẻ hay đắt? Trước kia, vải satin thường rất đắt tiền bởi quá trình sản xuất đòi hỏi số lượng lớn sợi tơ hoặc sợi cotton chất lượng cao. Ngày nay, vải satin chủ yếu được làm bằng sợi tổng hợp cho nên giá thành đã dễ tiếp cận hơn rất nhiều.
Vải satin có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào thành phần sợi vải. Vải lụa satin được làm bằng sợi tơ tằm, sợi bông có giá cao hơn so với vải satin được làm từ sợi tổng hợp.
- Giá 1 mét vải lụa satin là khoảng 100.000đ
- Giá 1 mét vải cotton satin có giá từ 80.000đ – 120.000đ/mét.
Ứng dụng của vải satin trong đời sống
Đặc điểm của vải satin là bề mặt bóng mượt cho nên nó được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thời trang, nội thất và đồ cưới.
Ứng dụng của vải satin trong thời trang
Ngày nay, vải satin bóng chủ yếu được sử dụng để may các trang phục mặc trong các sự kiện quan trọng như đầm dạ hội, đầm sự kiện đầm khiêu vũ,…bởi nó toát lên vẻ sang trọng. Người ta còn sử dụng vải satin để làm các phục kiện khác như dây cột tóc, khăn, vải bọc mũ nón,…
Ứng dụng của vải satin trong nội thất
Vải satin cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất để làm các sản phẩm như rèm cửa, vỏ bọc sofa, vỏ bọc đèn, thảm trải bàn,….Các sản phẩm nội thất được làm bằng vải satin giúp ngôi nhà trở nên sang trọng, nổi bật hơn.
Vải satin may trang phục cưới
Khi các sợi tổng hợp như Polyester, acetate, viscose được phát minh và đưa vào sản xuất rộng rãi từ những năm 1920 -1920 thì giá vải satin dần dần trở nên “mềm” hơn và bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi các tầng lớp trung lưu và bình dân chứ không riêng gì giới quý tộc như trước.
Nhưng chỉ mãi đến cuối những năm 1800, vải satin mới được ứng dụng phổ biến để sản xuất những bộ váy cưới. Tuy nhiên ngày nay, để sản xuất những bộ váy cưới thì vải satin không được ưa chuộng bằng vải ren.
Cách bảo quản và vệ sinh vải satin
Vải satin có thành phần chính là sợi bông tự nhiên cho nên chúng rất nhạy cảm với những yếu tố như nhiệt độ, hóa chất tẩy. Khi sử dụng những sản phẩm bằng vải satin bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Cách giặt vải satin
Vải satin dù được dệt bằng sợi tự nhiên hay sợi tổng hợp tốt nhất nên được giặt khô để giữ được độ bền. Vải satin không chịu được nhiệt độ cao bất kể là vải satin dày hay mỏng vì vậy tốt nhất là bạn không nên thường xuyên phơi vải quá lâu dưới ánh nắng gắt từ mặt trời hoặc dùng bàn ủi nhiệt độ cao.
Khi giặt vải satin, bạn không nên vắt mạnh vì sẽ làm vải mất đi hình dáng và vẻ đẹp ban đầu. Ngoài các đồ dùng thời trang, nếu gia đình bạn sử dụng bộ chăn ga gối có chất liệu vải satin thì bạn cần hết sức lưu ý khi vệ sinh chúng.
Khi sử dụng những món đồ làm bằng vải satin bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đối với bất kỳ sản phẩm nào cũng đều được nhà sản xuất in kèm theo nhãn mác, trong đó luôn ghi rõ những điều kiện sử dụng phù hợp với sản phẩm đó. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là đọc thật kỹ chúng trước khi sử dụng.
Có một lưu ý nữa đối với tất cả các loại chăn ga gối làm bằng chất liệu bằng satin là không được giặt bằng máy cũng như sấy chúng mà cần phải giặt bằng tay và phơi dưới nắng nhẹ.
Cách là ủi bộ chăn ga gối làm bằng chất liệu Satin
Việc là ủi là điều vô cùng quan trọng để giữ gìn hình ảnh tuyệt đẹp của bộ drap nhằm mang lại nét thẩm mỹ đầy tinh tế cho không gian phòng ngủ.
Do satin là loại chất liệu mỏng, mềm mượt và rất dễ cháy cho nên hãy lưu ý những điều sau khi là:
Hãy lật mặt bên trong của vải để là ủi và dùng một chiếc khăn mỏng lót giữa vải và bàn là. Nên là ủi vải satin ở nhiệt độ thấp nhất của bàn là để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.
Một vài lưu ý khác khi bảo quản vải satin
Nên giặt tay và giặt riêng những sản phẩm bằng vải satin, không nên ngâm chung chúng với các loại quần áo nhiều màu khác, khi phơi thì chỉ nên phơi ở nơi thoáng mát, có gió.
Bên cạnh đó người dùng khi giặt đồ dùng làm từ chất liệu vải satin không nên ngâm và giặt với các loại bột giặt có độ tẩy mạnh, hoặc cất giữ ở nơi ẩm thấp để tránh nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng của vải.
Đặc biệt vải satin rất dễ bị rút sợi cho nên trong quá trình sử dụng người dùng cần hết sức lưu ý, tránh những vật sắc nhọn nhất là chị em phụ nữ bởi móng tay và những món đồ trang sức có thể vô tình làm hỏng những bộ trang phục bằng vải satin.
Vải satin và latin loại nào tốt hơn?
Trên thực tế, vải satin và latin sở hữu những đặc điểm khá tương đồng với nhau ví dụ như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, khó may, khó giữ nếp, đông ấm hè thoáng tuy nhiên vẫn có một số khác biệt như sau:
– Về thành phần: Vải satin làm từ sợi tơ tằm và các loại sợi tổng hợp còn vải latin làm từ sợi tơ tằm và sợi cotton. Chính vì vậy mà vải satin có mức giá rẻ hơn.
– Bề mặt: Vải satin có bề mặt bóng hơn đổi lại vải latin lại có hoa văn đa dạng, dễ nhuộm màu và nhẹ hơn.
Mỗi một loại vải sẽ có những ưu và nhược điểm riêng cho nên bạn hãy cân nhắc xem loại vải nào phù hợp với nhu cầu của bản thân mình hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về vải satin. Hy vọng bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích để chọn được loại vải satin phù hợp và biết cách bảo quản những bộ trang phục satin thân yêu của mình!