Cách phơi áo thun không bị giãn, đúng cách, bền đẹp

Cách phơi áo thun không bị giãn – Áo thun luôn là sự lựa chọn phổ biến thông dụng với rất nhiều người với từng độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, việc bảo quản áo thun đúng cách cũng là mối quan tâm của rất nhiều người và không phải ai cũng có những mẹo vặt cho riêng mình để bảo quản áo thun trong thời gian dài nhất.

Cùng Xưởng sản xuất balo quà tặng tìm hiểu một số cách phơi áo thun không bị giãn dưới đây nhé. 

Một số mẹo khi giặt quần áo để áo thun không bị giãn

Để giữ cho chiếc áo thun của bạn không bị giãn trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý đến việc giặt đồ. Giặt quần áo không chỉ để làm sạch chúng mà còn phải duy trì được tuổi thọ sử dụng của chúng.

Không giặt áo với nước tẩy

Nhiều người thường có thói quen giặt quần áo trắng với thuốc tẩy hoặc các loại bột giặt có khả năng tẩy rửa cao để quần áo luôn giữ được màu trắng sáng. 

Tuy nhiên, sử dụng thuốc tẩy quá thường xuyên sẽ khiến các sợi vải bị bào mòn. Sự liên kết giữa các sợi vải trở nên kém hơn và dễ bị rách, giãn hơn.

Ngoài ra, khi mua áo mới về, nếu trên áo có các hình in màu thì việc sử dụng thuốc tẩy cũng sẽ khiến những hoa tiết này bị bay màu một cách nhanh chóng. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này đó chính là hạn chế ít nhất việc sử dụng thuốc tẩy.

Nước tẩy trắng quần áo

Nước tẩy trắng quần áo

Không ngâm áo quá lâu

Mẹo tiếp theo dành cho bạn đó chính là không nên ngâm quần áo quá lâu. Nhiều người nghĩ rằng ngâm quần áo vào nước giặt trong thời gian dài sẽ làm các vết bẩn mờ dần đi và từ đó có thể loại bỏ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc này cũng khiến các sợi vải thiếu đi tính liên kết và dẫn đến việc quần áo bị giãn sau khi giặt, đặc biệt là áo thun. 

Ngoài thói quen trên còn có một số người lại ngâm quần áo quá lâu trong nước xả vải với suy nghĩ ngâm lâu sẽ giúp mùi hương của nước xả vải lưu lại trên quần áo lâu hơn. Điều này cũng là một phần yếu tố tác động đến việc quần áo sẽ bị giãn sau khi giặt.

Ngâm quần áo quá lâu

Ngâm quần áo quá lâu

Vì vậy, cách giặt áo thun không bị giãn đó chính là không ngâm quần áo quá lâu trong nước giặt và cũng không nên ngâm quần áo quá lâu trong nước xả vải.

Không chà sát quá mạnh

Mẹo cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là không chà sát quá mạnh trong quá trình giặt đồ. Với những vết ố vết bẩn cứng đầu cách duy nhất để loại bỏ đó chính là chà sát mạnh lên bề mặt.

Có thể nói đây là cách loại bỏ vết bẩn khá tốt tuy nhiên như vậy sẽ khiến bề mặt vải bị chà sát quá nhiều và không còn sự liên kết giữa các sợi vải.

Không chà sát quần áo quá mạnh

Không chà sát quần áo quá mạnh

Thay vào đó, trước khi giặt, bạn hãy đổ nước giặt vào vị trí vết bẩn cứng đầu này, ngâm một lúc cho chúng mềm ra, vò bằng tay để loại bỏ riêng vết bẩn này trước khi giặt toàn bộ quần áo. Khi đã ngâm đủ thời gian, bạn sẽ không cần chà sát mạnh mà vẫn có thể loại bỏ nó 1 cách dễ dàng.

Cách giặt áo thun không bị giãn

Để áo thun không bị giãn khi sử dụng, trong quá trình giặt, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:

Khi giặt bằng máy giặt

Việc sử dụng máy giặt hiện nay đã trở nên thông dụng với hầu hết tất cả các gia đình vì tính nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và độ sạch mà nó đem lại. Tuy nhiên, việc giặt máy với quá nhiều loại quần áo khác nhau cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc quần áo bị giãn sau khi giặt. 

Giặt quần áo bằng máy giặt

Giặt quần áo bằng máy giặt

Bạn hãy áp dụng một số cách giặt áo thun không bị giãn khi sử dụng máy giặt như sau:

  • Phân loại quần áo trước khi giặt: những chiếc máy giặt tầm trung – cao cấp sẽ có nhiều chế độ giặt khác nhau phù hợp cho từng loại quần áo khác nhau. Vì vậy việc của bạn là hãy phân loại quần áo ra trước khi cho vào máy và lựa chọn chế độ phù hợp. Làm như vậy vừa tận dụng hết được công dụng của máy giặt vừa giúp quần áo của bạn được giặt đúng cách. 
  • Hạn chế dùng thuốc tẩy: như đã nói bên trên, việc sử dụng thuốc tẩy quá nhiều khiến các sợi trên quần áo bị mất tính liên kết và lâu dần sau một vài lần giặt quần áo sẽ mất đi độ co giãn ban đầu. Trong trường hợp vết bẩn quá lớn và quá cứng đầu hãy nghĩ đến việc sử dụng nước tẩy và chú ý chỉ ngâm trong thời gian ngắn thôi nhé.
  • Với những chiếc áo thun vải mỏng, hãy cho chúng vào túi giặt. Túi giặt sẽ bảo vệ bên ngoài, để chiếc áo của bạn được làm sạch mà vẫn giữ được form dáng như ban đầu.
  • Chế độ vắt trong máy giặt cũng là một nguyên nhân khiến chiếc áo bị kéo giãn ra nhiều hơn. Vì vậy, nếu có thể, hãy điều chỉnh thời gian vắt của máy giặt chỉ khoảng 4 đến 5 phút.

Khắc phục áo thun giãn bằng tay

Việc giặt quần áo bằng tay quần áo bằng tay cũng giúp giảm thiểu bớt phần nào tình trạng giãn áo sau khi giặt. Tuy nhiên vẫn cần một số chú ý sau: 

  • Không giặt với nước quá nóng: nhiệt độ phù hợp nhất để giặt quần áo là dưới 40 độ, đây là mức nhiệt phù hợp cho mọi loại vải mọi chất liệu khác nhau. Có thể với một vài loại áo đặc biệt sẽ có nhiệt độ giặt phù hợp khác, tuy nhiên nếu bạn lười phải suy nghĩ và muốn giặt hết các loại quần áo chung một lượt có thể áp dụng mức nhiệt độ trên. 
Giặt quần áo bằng tay

Giặt quần áo bằng tay

  • Không ngâm quần áo với nước tẩy quá lâu và cũng không ngâm với nước xả vải quá lâu: điều này cũng đã được nhắc bên trên và lưu ý rằng trong trường hợp bất khả kháng phải sử dụng đến nước tẩy hoặc vào những ngày trời mưa ẩm phải sử dụng nước xả vải còn nếu không hãy hạn chế sử dụng ít nhất có thể nhé.
  • Bạn cũng có thể thay thế nước xả vải bằng cách sử dụng túi thơm hay giấy giặt thơm để tạo nên mùi hương dễ chịu cho quần áo mà không cần sử dụng nước xả vải.
  • Sau khi giặt áo, không nên vắt quá kỹ. Hãy vắt nhẹ nhàng để loại bỏ bớt nước trên áo, sau đó đem phơi áo ngay.

Cách phơi áo thun không bị giãn

Công đoạn cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng để giữ chiếc áo thun của bạn luôn như mới đó chính là bước phơi quần áo. Một số cách phơi quần áo không bị giãn vô cùng đơn giản mà quan trọng bạn có thể tham khảo như sau:

Chọn móc phù hợp với trang phục

Chọn móc phù hợp với trang phục ở đây không chỉ phù hợp ở độ rộng, độ dài mà còn phù thuộc vào chất liệu của từng loại trang phục và quyết định xem có nên sử dụng móc hay không. 

Tuy nhiên trên thực tế, lời khuyên dành cho mọi người đó chính là không nên sử dụng móc để phơi quần áo. Phơi áo thun đúng cách nhất đó chính là cặp áo trực tiếp lên dây phơi (đảm bảo dây phơi phải thật sạch, không bị gỉ sét), sử dụng thêm kẹp để giữ áo cố định trên dây phơi. Ngoài ra, bạn có thể vắt ngang áo lên móc thay vì luồn móc vào áo như thông thường.

Chọn móc phù hợp với quần áo

Chọn móc phù hợp với quần áo

Với các loại áo phông mỏng, bạn có thể lựa chọn cách phơi ngang như vậy vừa tiết kiệm được không gian, vừa giúp áo mau khô và cuối cùng là giúp áo không bị giãn trong quá trình phơi.

Đây là cách phơi áo phông đúng cách mà rất nhiều bà nội chợ khuyên dùng. Đặc biệt, với áo len, cách phơi đồ len không bị giãn là phơi trực tiếp lên dây, tuyệt đối không phơi bằng móc treo vì chất len lúc còn thấm nước rất nặng, phơi bằng móc treo khiến áo bị nhanh giãn và mất form.

Chọn vị trí phơi phù hợp

Với từng loại quần áo khác nhau nhà sản xuất đã ghi chú vào hướng dẫn sử dụng vị trí phơi phù hợp nhất, hầu hết là tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào quần áo.

Vị trí thích hợp nhất để phơi quần áo là phơi ở nơi thông thoáng, có mái che nắng, chỉ cần đảm bảo có nguồn sáng tiếp xúc được với quần áo của bạn.

Chọn vị trí phơi phù hợp

Chọn vị trí phơi phù hợp

Bên cạnh đó, một cách phơi đồ không bị giãn khác đó là khi phơi hãy lộn mặt ngoài của áo vào trong và cho mặt trong ra bên ngoài, như vậy nếu quần áo có bị bạc hoặc xỉn màu sẽ không ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của quần áo. 

Ngoài việc mua những chiếc áo đắt tiền, có chất lượng tốt, bạn cũng cần biết cách giặt và phơi đúng cách để có thể sử dụng chúng trong thời gian dài.

Trên đây là một số cách phơi áo thun không bị giãn chúng tôi muốn gợi ý cho các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách để giặt và bảo quản áo sao cho chúng luôn như mới.

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan

san-pham-chua-duoc-cap-nhat